Nhiệt độ ngoài trời cao, thời tiết nóng nực, oi bức khiến thói quen sử dụng điều hòa, quạt điện trong thời gian dài ngày. Sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể dễ mắc các bệnh cảm cúm mùa hè.

Dấu hiệu bạn đã mắc cảm cúm

Không khó để nhận biết bạn đang mắc cảm cúm, bạn hoàn toàn có thể “tự bắt bệnh” thông qua một số triệu chứng dễ nhận thấy như:

– Khó chịu ở họng, khô họng, rát họng, đau họng… là những dấu hiệu đầu tiên bạn có thể cảm nhận được.

– Chảy nước mũi dịch loãng trắng, trong sau đó dần trở lên trắng đục, nhầy đặc hơn. Đa số trường hợp mũi chảy ra phía trước, một số ít mũi chảy ngược ra sau họng gây ra một số triệu chứng về họng. Nếu có bội nhiễm vi trùng, dịch mũi trở nên xanh đặc hay vàng đặc; kèm theo là nghẹt mũi không liên tục, 1 bên, khi nằm nghẹt nhiều hơn; sau đó nghẹt mũi ngày càng tăng, nghẹt 2 bên, suốt ngày; dịch mũi vàng đặc nghẹt mũi càng nhiều.

– Khi bị bệnh cúm, người bệnh sẽ có các triệu chứng thân nhiệt không ổn định, có cảm giác ớn lạnh hoặc rét run, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, hắt hơi, sổ mũi, ho, khàn tiếng…

Cảm cúm thường gặp ở những người có sức đề kháng kém. Việc thay đổi thời tiết nóng sang lạnh, độ ẩm không khí hạ thấp đột ngột khiến cơ thể không thích nghi kịp thời chính là cơ hội thuận lợi cho các virus cúm xâm nhập vào cơ thể gây bệnh cảm cúm.

Ăn đủ chất, sinh hoạt khoa học để tăng đề kháng

Để tăng đề kháng cho cơ thể, phòng tránh nhiễm virus cúm bạn cần duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt thật lành mạnh:

– Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong đó, tăng cường nhóm rau xanh và hoa quả cũng như các loại thực phẩm có kháng sinh tự nhiên và tác dụng phòng ngừa như: Hành, tỏi, sả, lá mơ, tía tô, kinh giới, hương nhu, gừng, bạc hà, rau thơm, rau húng…

– Lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nấu chính trước khi ăn là điều cần thiết.

Ảnh minh họa

– Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên là giải pháp hữu hiệu để nâng cao thể lực, duy trì sức khỏe dẻo dai. Khoa học đã chứng minh những người thường xuyên thể dục thể thao: Bóng đá, bóng bàn, bơi lội, yoga… ít bị ốm hơn và sớm hồi phục hơn người ít tập luyện.

– Duy trì suy nghĩ tích cực, tâm trạng thoải mái, lạc quan cũng giúp hệ miễn dịch tế bào khỏe mạnh hơn. Khi đó các tế bào miễn dịch phản ứng hiệu quả hơn đối với các virus hoặc vi khuẩn xâm lấn. Ngược lại, khi sự lạc quan giảm, miễn dịch tế bào cũng giảm theo.

Uống nước cũng có thể bổ sung khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, các khoáng chất đóng vai trò là một trong năm loại dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người. Bạn hoàn toàn có thể bổ sung khoáng chất cho cơ thể thông qua nước uống hàng ngày. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước với nhiều công dụng khác nhau, nhưng nhìn chung đều cung cấp ion, khoáng, kiềm cho cơ thể.

Trong đó, nước điện giải ion kiềm là loại nước có nhiều ưu điểm với pH kiềm 8.0-9.0 có lợi cho sức khỏe, nước chứa chất khoáng Magie, Kali và Canxi … ở tỷ lệ nhất định. Cấu trúc phân tử nước siêu nhỏ 0.5 nano mét dễ dàng len lỏi và thấm sâu vào từng tế bào giúp đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của cơ thể.

Ảnh minh họa

“Trong những ngày thời tiết nắng nóng cực điểm như hiện nay, đối với trẻ em và phụ nữ cần đặc biệt lưu ý đến việc bổ sung đủ lượng nước, không nên để đến khi khát mới uống. Người dân nên bổ sung bằng nước ion kiềm giàu Canxi, Magie, Kali và có độ pH tối ưu sẽ hỗ trợ cơ thể bổ sung vi khoáng tốt hơn, bởi cơ thể người hấp thụ khoáng chất tốt nhất qua chất lỏng” PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm chia sẻ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *